Giải Thích Những Thuật Ngữ Phật Giáo
Ẩn sĩ: Người tu hành ẩn dật có thể là tiên ông hay là Thiền sư.
Bố thí: Sự cho thức ăn đến những ai cần mà đối tượng nhận sự bố thí là con vật hay là người có địa vị thấp hơn trong Phật giáo.
Bốn chúng đệ tử: Bốn hàng đệ tử của Đức Phật là Phật tử nam, Phật tử nữ, Tỳ Kheo và Tỳ Kheo ni.
Cảnh giới: Còn gọi là pháp giới, là nơi ở của các chúng sanh của chín (9) pháp giới khác nhau (chúng sanh ở địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, người, A-tu-la, chư Thiên, Thánh A-la-hán, Phật Duyên-giác và Phật Độc-giác, Bồ-Tát) và quốc độ của chư PHẬT.
Cây Bồ-Đề: Nơi Đức Phật nhập thiền định và thành đạo.
Chuyển Pháp Luân: Sự thuyết pháp của Đức Phật
Cúng dường: Sự đem dâng cúng thức ăn đến những ai mà đối tượng nhận sự dâng cúng là chúng sanh và chư PHẬT có địa vị cao hơn trong Phật giáo.
Đàn na tín thí: Tên gọi của những người phát tâm cúng dường Tam bảo.
Đản sanh: Từ ngữ dùng để chỉ sự sanh ra đời của Đức Phật một cách tôn trọng.
Đãnh lễ: Cúi lạy để tỏ lòng cung kính
Giác ngộ: Sự khám phá ra những chân lý tuyệt đối trong vũ trụ của Đức Phật.
Hành giả: Người tu hành
Hóa duyên: Khất thực thức ăn để nuôi cơ thể giả tạm mà tu hành
Huyễn thân: Thân giả hay báo thân ở kiếp hiện thời do nghiệp, duyên ở kiếp trước mang tới. Thân thể hiện thời là giả như là một căn nhà không bền vững và tồn tại tạm thời gồm có: Da dẻ như nóc nhà hay mái tranh, xương như là tường bao bọc chứa đựng những gì bên trong, máu thịt là những gì bên trong nhà.
Thân thể hiện thời cũng như một chiếc xe kéo được làm ra từ nhiều thứ khác nhau hợp lại gồm có: Mui xe, thân xe, càng xe để kéo và bánh xe. Khi được dùng một thời gian thì mui xe sẽ cũ thêm vì mưa gió, thân xe sẽ cũ thêm vì chở nặng, càng xe sẽ cũ thêm vì sức kéo của người kéo xe và bánh xe sẽ cũ thêm vì sự tiếp xúc với con đường. Những bộ phận này cũng sẽ hư hoại thêm vì chúng nối liền với nhau. Đến một lúc nào đó thì chiếc xe sẽ chẳng còn dùng được nữa. Ai sanh ra cũng đều có thân thể. Thân thể phát triển đến tuổi 25 thì ngưng lại. Sau đó thì trở nên già nua, bệnh hoạn và qua đời. Do đó mới gọi báo thân hiện thời là thân giả vì không tồn tại vĩnh viễn và không mang theo sang kiếp khác được.
Khất thực: Sự đi bộ của chư Tăng, Ni của Tiểu thừa Phật giáo để được sự cúng dường của đàn na tín thí. Mới
Khu rừng Sa-la: Khu rừng ở ngoài thành Câu-thi-na nơi Đức Phật nhập Đại Niết-bàn.
Kim thân: Thân thể có sắc vàng óng ánh. Ví dụ: Thân thể của Đức Phật Thích-Ca Mâu-Ni khi đản sanh
Lễ Trà tỳ: Lễ thiêu đốt thân người của một bậc tu hành sau khi đã xả bỏ xác thân hay là một hành giả đã vãng sanh để lấy xá lợi.
Lục căn: Còn gọi là sáu căn của thân, gồm có: Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý. Nhãn là mắt, nhĩ là tai, tỷ là mũi, thiệt là lưỡi, thân là thân giả tạm, ý là tâm ý. Sáu căn tiếp xúc với sáu trần bên ngoài thân để tạo thành sáu thức.
Lục thức: Còn gọi là sáu thức. Sáu căn tiếp xúc với sáu trần bên ngoài thân để tạo thành sáu thức. Sáu thức là sáu cái nhận biết của thân và tâm gồm có: Nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức. Nhãn thức là cái nhận biết của mắt do nhãn căn tiếp xúc với sắc trần (màu sắc, hình dáng, vẻ bên ngoài của người, vật, cảnh), nhĩ thức là cái biết của tai do nhĩ căn tiếp xúc với thanh trần (âm thanh, tiếng nói), tỷ thức là cái biết của mũi do tỷ căn tiếp xúc với hương trần (mùi hương), thiệt thức là cái biết của lưỡi do thiệt căn tiếp xúc với vị trần (vị nếm ở lưỡi), thân thức là cái biết của thân do thân căn tiếp xúc với xúc trần (những gì thân có thân có thể tiếp xúc được), ý thức là cái biết của tâm do ý căn tiếp xúc với pháp trần (pháp là những gì đức Phật đã thuyết trong Kinh điển, gồm có pháp thế gian và Pháp Xuất thế gian. Những gì là đối tượng của tâm hay tâm có thể biết được thì gọi là pháp.) Lục căn tiếp xúc với lục trần bên ngoài thân để tạo thành lục thức.
Lục trần: Còn gọi là sáu trần, gồm có: Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp còn gọi là sắc trần, thanh trần, hương trần, vị trần, xúc trần, pháp trần. Sắc trần là màu sắc, hình dáng, vẻ bên ngoài của người, vật, cảnh. Thanh trần là âm thanh, tiếng nói mà tai có thể nghe được. Hương trần là mùi hương hay những gì mũi có thể ngửi được. Vị trần là những gì lưỡi có thể nếm, cảm giác được. Xúc trần là những gì thân có thân có thể tiếp xúc được, pháp trần là những gì tâm có thể nghĩ đến được. Pháp là những gì đức Phật đã thuyết trong Kinh điển, gồm có pháp thế gian và Pháp Xuất thế gian. Những gì là đối tượng của tâm hay tâm có thể nghĩ đến được thì gọi là pháp. Sáu căn tiếp xúc với sáu trần bên ngoài thân để tạo thành sáu thức.
Ngũ uẩn: Còn gọi là ngũ ấm hay năm ấm gồm có: Sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Sắc gồm có sắc thân và cảnh vật bên ngoài thân. Sắc là đối tượng vật chất của thân. Thọ, tưởng, hành, thức là đối tượng tinh thần của tâm. Ngũ uẩn thay đổi không ngừng và rất khó nhận biết. Ngũ uẩn là một trong bốn thứ ma phá hoại sự tu hành của người tu hành, ba thứ ma còn lại là: Phiền não ma, Thiên ma và tử ma.
Quan lâm: Đến dự lễ
Quán: Quan sát
Quán tưởng: Liên tưởng đến bằng hình ảnh
Sắc dục: Sự ham mê sai lầm những gì thấy được ở thế gian rồi mê đắm theo những thứ đó. Cụ thể là sắc đẹp của người nữ, còn gọi là nữ sắc hay sắc thuộc về ngũ dục, bốn thứ còn lại của ngũ dục là tài, danh, thực, thùy. Tài là tiền của, tài sản, danh là danh vọng, thực là ăn, thùy là ngủ. Đức PHẬT dạy "Ngũ dục là năm con rắn độc." Người đời vì ham muốn nó nên bị nó mê hoặc, sai sử nên tạo nhiều nghiệp xấu. Mới thêm ý vào

Thập bát giới: Còn gọi là mười tám giới. Sáu căn cùng với sáu trần và sáu thức gọi là thập bát giới. Thập bát giới bao-trùm muôn-pháp thế-gian không sót thứ gì.
Thập nhị xứ: Còn gọi là mười hai xứ. Sáu căn cùng với sáu trần gọi là mười hai xứ.
Thiên chúng: Chư thiên
Thiên chủ: Vị lãnh đạo chư Thiên. Nói chung là vua trời Đế Thích (còn gọi là Thích-Đề-Hoàn-Nhơn) lãnh đạo toàn bộ chư Thiên ở ba mươi ba cõi trời khác nhau. Tuy nhiên ở những cõi trời khác nhau có những vị lãnh đạo chư thiên riêng.
Thiên y: Áo chư thiên mặc
Thỉnh cầu: Cầu xin có đãnh lễ để tỏ sự cung kính và rất mong muốn
Thọ bát: Sự ăn uống trong bữa ăn của Đức Phật
Thọ dụng: Động từ dùng để chỉ sự ăn uống của Đức Phật với nghĩa cung kính
Tín chúng: Những ai tin tưởng và theo học giáo pháp của Đức Phật thời Đức Phật còn tại thế.
Tĩnh tọa: Ngồi Thiền ngăn không cho sáu căn tiếp xúc với sáu trần. Bên trong ý căn không tiếp xúc với pháp trần, bên ngoài năm căn còn lại (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân) không tiếp xúc với năm trần còn lại (sắc, thanh, hương, vị, xúc). Mới thêm ý vào
Tộc Thích-Ca: Bộ tộc Thích-Ca còn có nghĩa là dòng họ của Đức Phật Thích-Ca Mâu-Ni.
Tướng hảo: Tướng tốt của báo thân hiện đời do phước đức vô lượng và công đức vô lượng ở kiếp trước mà có được. Ví dụ: Tướng hảo của Đức Phật
Vãng sanh: Động từ dùng cho sự qua đời của những người tu theo pháp môn Niệm Phật, được Đức Phật A-di-đà và chư Thánh chúng rước về cõi Đức Phật A-di-đà. Động từ của sự qua đời của một người có nhiều cách dùng khác nhau. Băng hà: Tên dùng cho cái chết dành cho hoàng tộc vua chúa. Chết: Tên dùng cho cái chết của người thế gian. Qua đời: Tên dùng nhẹ nhàng cho cái chết của người thế gian. Viên tịch: Tên dùng cho sự qua đời của chư Tôn Đức Tăng Ni.
Vọng tưởng: Những suy nghĩ giả dối không có thật do tâm giả (còn gọi là vọng tâm) tạo ra. Những suy nghĩ này thường có do sáu căn (là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) tiếp xúc với sáu trần (là sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) tạo ra sáu thức (cái biết của mắt, cái biết của tai, cái biết của mũi, cái biết của lưỡi, cái biết của thân, cái biết của ý).
Vô minh: Không có trí huệ của Phật giáo
Vườn Lâm-tì-ni: Nơi Đức Phật đản sanh.
Vườn nai: Nơi Đức Phật thuyết pháp lần đầu tiên, còn gọi là vườn Lộc Uyển.
Xá lợi: Những miếng xương, phần nhiều là những hạt tròn có màu sắc óng ánh trong cơ thể của một người tu hành còn sót lại sau lễ Trà tỳ
Xả thọ mạng: Sự quyết định từ bỏ huyễn thân để nhập Niết bàn của chư Thánh A-la-hán và nhập Đại Niết bàn của chư PHẬT.
Đăng nhận xét